Hướng dẫn tự thiết kế chòi sân vườn ai cũng làm được

5 bước tự thiết kế chòi sân vườn đơn giản
Bước 1: Lên kế hoạch và chuẩn bị
Chọn vị trí xây chòi
Vị trí xây chòi cần đảm bảo ba yếu tố: nền đất chắc, thoáng mát và có sự riêng tư nhất định. Nền đất lý tưởng là mặt bằng phẳng, không bị trũng nước khi mưa. Nếu khu vực dự kiến có độ dốc hoặc đất yếu. Cần xử lý trước khi thi công để tránh tình trạng lún hoặc nghiêng sau một thời gian sử dụng.
Ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng. Với những người thích ngồi dưới nắng nhẹ vào buổi sáng, nên chọn vị trí có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắt. Nếu ưu tiên bóng râm, nên đặt chòi ở khu vực có cây lớn hoặc gần tường để giảm bức xạ nhiệt vào mùa hè. Ngoài ra, cần chú ý đến tính riêng tư.
Không nên đặt chòi quá sát hàng rào hoặc gần đường đi. Một vị trí yên tĩnh, ít người qua lại sẽ giúp không gian sử dụng trở nên thoải mái và thư giãn hơn. Khi đã xác định được vị trí, cần đo đạc và đánh dấu chính xác diện tích xây dựng. Việc này giúp bạn hình dung rõ không gian thực tế và bố trí vật liệu thi công hợp lý.

Lên ý tưởng thiết kế
Thiết kế chòi sân vườn cần dựa vào mục đích sử dụng thực tế và không gian sẵn có. Dù bạn chọn phong cách hiện đại hay truyền thống, việc lên ý tưởng cho thiết kế chòi sân vườn nên bám sát nhu cầu thực tế.
Nếu chỉ dùng để ngồi nghỉ hoặc đọc sách, bạn có thể chọn kiểu chòi đơn giản, kích thước nhỏ gọn. Trong trường hợp muốn sử dụng cho các buổi ăn uống ngoài trời hoặc tụ họp gia đình, cần thiết kế không gian rộng hơn. Nên có sàn và mái che chắc chắn.

Về kiểu mái, bạn có thể chọn mái bằng, mái nghiêng hoặc mái chóp. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Mái bằng dễ thi công, phù hợp với phong cách hiện đại. Trong khi đó, mái nghiêng và mái chóp giúp thoát nước mưa tốt, phù hợp với kiểu sân vườn truyền thống.
Trước khi thi công, bạn nên có bản vẽ thiết kế phác thảo để quá trình thiết kế chòi sân vườn diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời tính toán vật liệu chính xác và tránh phát sinh vấn đề.
Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
Chòi sân vườn có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Từ những vật liệu thô sơ như: tre, lá, sắt, gỗ tạp đến các vật liệu tốt và cao cấp như: hợp kim nhôm, nhôm đúc. Đối với người không có chuyên môn thì vật liệu thô sơ là lựa chọn hợp lý. Để làm chòi sân vườn, bạn cần chuẩn bị trước những vật liệu cần thiết. Trong hầu hết các mẫu thiết kế chòi sân vườn, phần khung và mái là hai kết cấu quan trọng quyết định độ bền và thẩm mỹ.
Chòi sân vườn bằng gỗ tạp là những loại thường được sử dụng khi tự dựng chòi. Vì chúng cứng, chắc và phù hợp với điều kiện ngoài trời và giá thành rẻ. Trước khi thi công, bạn nên xử lý gỗ chống thấm và chống mối mọt. Hoặc mua loại đã xử lý sẵn để tiết kiệm thời gian.
Mái chòi có thể làm từ nhiều loại vật liệu. Nếu muốn thi công đơn giản và nhanh, bạn có thể dùng ngói bitum. Loại này nhẹ, dễ cắt và chống nước khá tốt. Một lựa chọn khác là tôn giả ngói. Thường được dùng trong các công trình vừa và nhỏ, với chi phí hợp lý.
Về dụng cụ thì không cần gì quá đặc biệt. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cơ bản như máy khoan, cưa (tay hoặc máy), thước dây, thước thủy, búa và kẹp. Ngoài ra còn có vít, bu lông, ke góc và một số đồ bảo hộ như găng tay, kính che mắt.
Bước 2: Làm nền móng
Làm sạch và san phẳng mặt bằng
Trước khi làm móng, bạn cần dọn dẹp toàn bộ khu vực sẽ xây chòi. Dùng cuốc, xẻng hoặc máy cắt cỏ để loại bỏ cỏ dại, rễ cây, đá và các vật cản. Nếu khu vực có nhiều rác hữu cơ, nên đào bỏ lớp đất mặt để tránh sụt lún sau này.
Sau khi dọn sạch, tiến hành san phẳng. Dùng cào để trải đều đất, rồi kiểm tra độ bằng bằng thước thủy. Nếu mặt đất có độ dốc, cần đắp thêm hoặc đào bớt để khu vực làm chòi được phẳng. Mặt bằng tốt giúp thiết kế chòi sân vườn không bị nghiêng, lệch trong quá trình sử dụng.
Chọn loại nền móng phù hợp
Tùy theo điều kiện thực tế và ngân sách, bạn có thể chọn một trong ba loại nền móng sau:
1. Móng bê tông: Nền móng làm bằng bê tông mang lại độ chắc chắn nhất định. Phù hợp với thiết kế chòi sân vườn đặt ở nơi đất mềm, dễ sụt lún.
2. Lớp sỏi nén: Nếu bạn muốn thi công nhanh hoặc thiết kế chòi sân vườn có cấu trúc đơn giản. Thay vì dùng bê tông có thể dùng rải lớp sỏi. Ưu điểm của phương pháp này là giúp thoát nước tốt giảm nguy cơ đọng nước gây mục gỗ. Tuy nhiên, nên dùng thêm các đế đỡ chân cột để cố định tốt hơn.
3. Khối sàn bê tông: Đây là các khối bê tông đúc sẵn, thường có rãnh để đặt xà gỗ. Bạn chỉ cần đặt các khối này ở bốn góc và giữa các cạnh tùy theo kích thước chòi.
Bước 3: Dựng khung chòi

Lắp đặt cột trụ
Trước tiên, bạn cần cắt các thanh gỗ chính theo chiều cao đã thiết kế. Chiều cao phổ biến cho cột trụ là khoảng 2,2 đến 2,5 mét, tùy vào mục đích sử dụng. Nếu chưa xử lý chống thấm, bạn nên quét sơn hoặc dung dịch bảo vệ vật liệu trước khi lắp để kéo dài tuổi thọ cho chòi.
Khi đặt cột vào các vị trí đã đánh dấu trên nền móng, cần đảm bảo chúng được cố định chắc chắn. Nếu sử dụng móng bê tông hoặc deck blocks, bạn có thể dùng bản mã thép và bu lông để liên kết phần chân cột. Trong trường hợp chôn trực tiếp xuống đất hoặc đổ bê tông bao quanh, cần dùng thước thủy kiểm tra cột đã thẳng đứng hay chưa. Sau đó cố định tạm bằng thanh chống cho đến khi bê tông khô.
Khoảng cách giữa các cột phải được đo chính xác để đảm bảo cân đối. Việc lắp sai khoảng cách ở bước này sẽ gây lệch khung, dẫn đến mái không khớp hoặc mất cân bằng về sau.
Lắp khung mái
Sau khi các cột đã ổn định và đứng vững, bạn bắt đầu lắp dầm ngang nối giữa các cột. Đây là phần tạo thành khung viền phía trên, giúp liên kết toàn bộ hệ trụ và tạo điểm tựa cho mái.
Với mái chóp hoặc mái nghiêng, bạn cần chuẩn bị các thanh gỗ tạo thành khung tam giác gọi là vì kèo (truss). Cắt đúng kích thước, sau đó ghép lại bằng vít hoặc bu lông thép. Dựng từng bộ vì kèo lên đỉnh cột, căn chỉnh đúng vị trí rồi bắt cố định. Các mối nối cần chặt và thẳng hàng để mái không bị vênh hoặc lệch trọng tâm.
Nếu làm mái bằng, hệ khung mái đơn giản hơn. Bạn chỉ cần lắp các thanh gỗ ngang giữa các cột đối diện. Gia cố thêm các thanh phụ bên trong để đảm bảo độ cứng.
Dù theo kiểu mái nào, bạn cũng nên kiểm tra toàn bộ khung bằng thước thủy và dây căng để chắc chắn mọi thứ thẳng, đều và vuông góc.

Gắn rui mái (xà gồ)
Rui nên được bắt vít chắc chắn vào phần khung mái. Trong lúc lắp, nên kiểm tra từng thanh bằng thước thủy để đảm bảo chúng nằm cùng mặt phẳng. Việc này giúp mái lợp không bị nhấp nhô, đồng thời tránh nước đọng khi mưa.
Khi phần rui đã hoàn thành, toàn bộ thiết kế chòi sân vườn gần như đã được định hình. Bước tiếp theo bạn cần làm sẽ là lợp mái và xử lý chống thấm.
Bước 4: Lợp mái và chống thấm
Sau khi hoàn thiện phần khung, bạn có thể bắt đầu lợp mái. Trước tiên, nên trải một lớp màng chống thấm hoặc vải bitum lên hệ khung để bảo vệ chòi khỏi hơi ẩm.
Vật liệu lợp mái có thể là ngói bitum, tôn giả ngói hoặc tấm polycarbonate. Với ngói bitum, cần lợp từ dưới lên trên, các lớp chồng nhau để tránh nước thấm. Nếu dùng tôn hoặc tấm poly, hãy bắn vít chắc tay. Bạn căn thẳng hàng và đảm bảo các tấm ghép kín, không hở mép.
Sau khi lợp xong, bạn nên bít các mép nối, đầu vít và góc mái bằng keo silicon hoặc sơn chống thấm. Nếu mái có độ dốc thấp, hãy lắp thêm máng thoát nước hoặc đường dẫn nước để tránh đọng nước và thấm ngược vào bên trong.
Bước 5: Hoàn thiện và bảo dưỡng

Tiếp theo là bước sơn hoặc phủ dầu bảo vệ. Bạn nên chọn loại sơn ngoài trời, có khả năng chống nắng, mưa và nấm mốc. Sơn ít nhất hai lớp, để khô kỹ giữa các lần sơn. Việc này giúp kéo dài tuổi thọ cho gỗ, đồng thời giữ cho chòi luôn sạch và đẹp theo thời gian.
Cuối cùng, kiểm tra toàn bộ kết cấu: vít, bu lông, các mối nối và bề mặt. Sau khi đưa vào sử dụng, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ mỗi năm. Nếu lớp sơn phai màu hoặc có chỗ bong tróc, cần sơn lại kịp thời để tránh hư hỏng lan rộng.
Những mẫu thiết kế chòi sân vườn đẹp – độc đáo tại Vua Chòi Việt

Tham khảo: Chòi hợp kim nhôm hiện đại cao cấp

Tham khảo: Chòi kẽm sơn tĩnh điện lục giác

Tham khảo: Chòi hợp kim nhôm lục giác phong cách thiết kế cổ điển Á Đông


Tham khảo: Chòi hợp kim nhôm lục giác 1 tầng mái phong cách cổ điển
Video hướng dẫn thiết kế chòi sân vườn hình vuông 1 tầng mái kiểu Nhật
Tự thiết kế chòi sân vườn là một cách tuyệt vời để bạn vừa tiết kiệm chi phí, vừa thoải mái sáng tạo theo phong cách riêng. Bạn có thể lựa chọn vật liệu mình thích. Bố trí công năng theo nhu cầu thực tế và chủ động trong từng chi tiết thi công.
Tuy nhiên, việc tự làm cũng có những mặt hạn chế nhất định. Đặc biệt nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về kết cấu, kỹ thuật hoặc không có đủ thời gian để theo sát toàn bộ quá trình. Sai sót nhỏ ở khâu nền móng hay mái che có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình về lâu dài.
Thông tin bổ sung
Nếu bạn muốn có một không gian nghỉ ngơi ngoài trời đẹp, bền và an toàn nhưng không muốn mất quá nhiều công sức. Việc tìm đến đơn vị chuyên thiết kế và thi công chòi sân vườn là lựa chọn hợp lý. “Vua Chòi Việt” là một trong những đơn vị uy tín. Chuyên cung cấp đa dạng mẫu mã, từ chòi truyền thống đến phong cách hiện đại, đi kèm dịch vụ lắp đặt trọn gói.
Tham khảo: Các mẫu chòi nghỉ sân vườn hot
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!
Liên hệ “H-exterior Vua chòi Việt”
Địa chỉ: Xã Hải Minh, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định
Chi nhánh Hà Nội: Beasky Building, Đường Phạm Tu, Phường Đại Kim, Hà Nội
Điện thoại & Zalo: 0918.820.590
Website: Vuachoiviet.com